Miến dong làng So đặc sản giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống, đã có mặt trên các tỉnh thành cả nước, thậm chí khách hàng tại thị trường châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), châu Âu (Đức) đón nhận nhiệt tình.
Miến dong làng So huyện Quốc Oai

Những ngày này, không khí tại làng So xã Tân Hòa, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nôi sôi động hơn khi mọi người, mọi nhà đang tất bật với công việc sản xuất chế biến miến dong phục vụ thị trường xuân Nhâm Dần 2022 đang nhộn nhịp.
>> Mua sản phẩm miến sạch đặc sản làng so tại: Đây
Hotline 0978979250 hỗ trợ mua sản phẩm 24/7 và hỗ trợ khách hàng đặt mua buôn (mua sỉ).
Món ngon từ củ dong riềng

Người dân làng So không nhớ rõ nghề làm miến có tự khi nào, chỉ biết rằng đây là nghề truyền thống mà ông cha để lại. Theo các cụ trong làng, tên gọi miến làng So gắn liền với ngôi đình So, một trong ngôi đình cổ kính nổi tiếng của địa phương.
Làng So được bao quanh bởi 4 ngọn nũi Long Ly Quy Phượng, phủ kín cây xanh, thiên nhiên ban tặng nguồn mạch nước giếng vừa trong vừa ngọt, đó cũng là một trong yếu tố quan trọng tạo nên độ trắng trong hương vị rất riêng của sản phẩm miến nơi này.
Theo ông Vương Be Doan, chủ cơ sở sản xuất miến dong lâu năm tại Làng so (huyện Quốc Oai), để làm ra sợi miến ngon người làng So sử dụng 100% bột cây dong riềng. Nguyên liệu chủ yếu ở các vùng: Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Kạn…
Bột dong tiếp tục được ngâm và thau rửa kỹ cho lắng gạn cát và tất cả tạp chất trong bột lọc sạch đi, sau 3 lần lọc sẽ cho ra bột tinh sạch. Sau đó bơm một lượng nhỏ để làm bột chín, xong phối trộn bột sống, công đoạn này có tác dụng làm cho bột sống không bị lắng lại, sau đó cho vào nồi hấp thành bánh và mang ra phơi ngoài cánh đồng khoảng 90 – 180 phút tùy thuộc vào điều kiện thời tiết nhiệt độ nắng, gió.
Điểm đặc biệt là khi phơi miến sẽ phơi ngược hướng gió để khô nhanh và đều. Sau khi bánh khô cho vào máy cắt, ngâm qua nước cho mềm và cho vào máy rèn thành sợi rồi đưa ra cánh đồng phơi khoảng 3 tiếng để sợi miến khô đều xong mới bó miến và đóng gói từng túi.
Miến dong làng So được sản xuất quanh năm, tuy nhiên từ tháng 9 đến tháng 12 được coi là vụ chính vì tập trung phục vụ hàng Tết nên số lượng cao hơn bình thường. Hiện nay, do nhu cầu của thị trường và giảm bớt sức lao động các hộ gia đình đầu tư thiết bị máy bán tự động tạo năng suất cao, trung bình mỗi ngày thu được 3000-4000kg miến/ngày. Miến làng So có màu trắng trong, sợi dai và giòn tự nhiên nấu quá lửa không bị nhão, bết dính, không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia.

Mang lại hiệu quả kinh tế
Sản phẩm miến dong làng So những năm qua thường xuyên xuất hiện tại các hội chợ, triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm lớn của ngành nông nghiệp và ngành công thương.
Uy tín chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng tin cậy đánh giá cao. Đây là tín hiệu vui và là động lực để người dân làng So tiếp tục phát huy giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu truyền thống của quê hương.
Miến làng So đã có mặt trên các tỉnh thành cả nước, thậm chí khách hàng tại thị trường châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), châu Âu (Đức) đón nhận nhiệt tình.
Việc sản xuất miến không chỉ duy trì, phát triển văn hóa làng nghề mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với công việc làm nông đơn thuần, đồng thời đem đến thu nhập tương đối, tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động tại địa phương.

Hiện nay trong Làng So (Huyện Quốc Oai) có khoảng 59 hộ gia đình sản xuất miến dong, thu nhập so với làm ruộng thông thường cao hơn, riêng công nhân tráng bánh 400 ngàn/1 ngày, thu nhập người lao động làm khác công đoạn đơn giản là 6-7 triệu đồng/ tháng/người. Trung bình thu nhập 62 triệu/1 người/1 năm. Mỗi hộ kinh doanh có khoảng trên dưới 20 lao động.
Miến dong làng So đã đăng ký kinh doanh đầy đủ mã số mã vạch, thương hiệu, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm trên toàn quốc theo đúng quy định và được khách hàng gần xa tín nhiệm, ủng hộ.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm chậm, chững hơn. Hơn nữa, hiện nay chưa có doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khâu thị trường đầu ra mà chủ yếu các hộ gia đình phải chủ động nên cũng là yếu tố khó khăn trước mắt của bà con nhân dân.
Trong thời gian tới, chính quyền xã và người dân làng So mong muốn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện trong đường lối chủ trương, chính sách để giúp cho bà con vượt qua khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, chính sách vay vốn ngân hàng để nhân dân yên tâm sản xuất kinh doanh, duy trì, phát triển đặc sản truyền thống ngàn năm của quê hương.
Miến dong làng So ở đâu

Tên gọi miến dong làng so gắn liền với đình So, một ngôi đình đẹp nổi tiếng thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km (còn có tên là Sơn Lộ, xã Cộng Hòa, Quốc Oai) nổi tiếng bởi hai “đặc sản”: Đình và miến.
Ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài (Đẹp đình So – To đình Cấn) được xây dựng vào năm 1673 thờ tam vị Nguyên Soái Đại Vương có công giúp Đức vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân ngày xưa.
Trải qua 4 lần tu sửa và những thăng trầm của lịch sử, đây là ngôi đình có kiến trúc đẹp mẫu mực hiếm hoi duy nhất còn sót lại của miền đất “xứ Đoài mây trắng” đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Nằm bên dòng sông Đáy, đình làng So có kiến trúc vừa hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên, vừa mang đầy đủ dáng dấp của ngôi đình cổ Việt Nam nhưng vẫn thể hiện đầy đủ sự tinh xảo, cầu kỳ và tinh hoa nghệ thuật của miền đất văn hiến này.
Trước cổng tam quan của đình là một khoảng sân rộng với một dãy bậc đá 18 cấp dẫn xuống phía hồ bán nguyệt. Hai hàng lan can bằng đá mang hình đám mây mềm mại và sống động như đang nhởn nhơ bay trong câu thơ của Nhà thơ quê hương Quang Dũng: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm”.
Tam quan có kiến trúc 2 tầng, 3 gian, 4 mái ngày thường cửa đóng then cài. Khách đến tham quan phải vòng theo con đường nằm phía bên phải đình, dắt xe đi bộ từ nơi có những bậc thang và tấm bia “Hạ mã” (xuống ngựa).
Hai đầu phía ngoài tam quan là hai cây đại già không biết đã bao nhiêu năm tuổi như trầm mặc chứng kiến sự thăng trầm của mảnh đất này. Vào mùa hoa đại nở trắng tỏa hương thơm khiến không khí nơi đây càng thêm trầm tư và bí ẩn.
Điều đặc sắc là những ngày thường, cửa đình luôn khóa, chỉ được mở ra khi làng có hội. Du khách cũng được yêu cầu không được quay phim hay chụp ảnh khi đến thăm quan.
Điều này khiến đình làng So là ngôi đình bí ẩn và khó tính bậc nhất ở Việt Nam. Đình làng có 7 gian, 2 chái, 4 mái lợp ngói có bốn thanh đầu đao cong vút đầy kiêu hãnh. Bên trong đình các cột gỗ lim xếp thành 6 hàng ngang, 10 hàng cột, trong đó có 32 cột lim lớn một vòng tay người ôm không xuể và 32 cột lim nhỏ bao quanh.
“Cỗ yến thiếu miến làng So”
Không chỉ nổi tiếng về đình, làng So còn nổi tiếng về mặt hàng miến. Chẳng biết từ bao giờ người xứ Đoài có câu “Cỗ yến thiếu miến làng So- chỉ những điều chưa trọn vẹn như cỗ yến mà không có miến làng So” đủ thấy mặt hàng này nổi tiếng như thế nào.
Lịch sử làm miến của làng xuất hiện từ bao giờ thì không ai biết. Có người nói rằng chính vị Thành hoàng của làng những ngày rong ruổi cùng Đức vua Đinh Tiên Hoàng đã đem nghề này về làng? Điều này không có cơ sở để kiểm chứng nên không biết độ thực hư, chỉ biết rằng trong tiềm thức xa xăm của dân làng là cảnh nhà nhà làm miến. Miến phơi trên những chiếc phên nứa, xếp dài dằng dặc trên những con đường dẫn ra cánh đồng.

Những năm 70 của thế kỷ trước, cứ khoảng một tháng lại thấy có những chiếc xe Zil 130 (loại xe tải của Liên xô cũ) về đậu ở bãi đất đầu làng để chở miến đi khắp nơi. Miến từ trong các thôn xóm được các bà, các mẹ chở ra xe ôtô bằng những chiếc xe cải tiến, hoặc bằng quang gánh.
Hiện nay, làng So nhiều số hộ sản xuất miến. Thời điểm sắp Tết cũng là thời điểm vào mùa của miến làng So. Cả làng người qua kẻ lại tấp nập bởi các công đoạn làm bột, làm sợi, chở miến đi phơi rồi thu miến và khách mua hàng đến giao dịch.
Bà Ba Loe – một “chuyên gia” về miến – cho biết, miến được làm từ bột đao của cây dong riềng nguyên chất, không pha tạp, loại cây này phù hợp với vùng đất phù sa của vùng ven sông Đáy. Song, ngoài những bí quyết truyền thống, có lẽ điều làm nên chất lượng tuyệt hảo của miến So là nhờ nguồn nước.

Thiên nhiên đã ban tặng cho làng So những quả đồi đất con kiến pha lẫn với cát sỏi. Những giọt nước mưa từ những đám “mây trắng” xứ Đoài được chắt lọc qua bao tầng đất để rồi đọng lại trong các giếng khơi một nguồn nước tinh khiết, ngọt và trong mát.
Miến dong làng so nguyên chất có màu trắng đục, sợi dai và giòn, khi nấu lên dù có đun quá lửa vẫn không bết vào nhau, sợi nào ra sợi ấy không đứt vữa.
Ăn miến làng So và đọc thơ Quang Dũng
Miến So giờ đây đã thành thương hiệu, xuất hiện hàng ngày ở khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc. Từ những quán miến ngan bán hàng ngày ở phố phường Hà Nội, Miến gà tại các quán phở ở tp hồ chí minh, đến mâm cỗ hiếu hỉ, hay trên bàn thờ tiên tổ khi giỗ chạp hoặc Tết đến xuân về tận Cà Mau, Móng Cái.
Hotline 0978979250 hỗ trợ mua đặc sản miến dong làng so 24/7
Miến So xuất hiện ở các chợ quê như những mớ tóc rối trên các sạp hàng tạp hóa đến những tủ kính lung linh ánh đèn trong các siêu thị và xa hơn nữa nó đã vượt đại dương hiện diện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Miến làng So là sự kết tinh của củ dong vùng sông Đáy, của nguồn nước do thiên nhiên ban tặng và sự sáng tạo mà cha ông đã để lại cho con cháu.
Sợi Miến làng So còn kết nối tên làng với khắp nơi, cũng như những sợi chỉ dẫn đường cho người con làng So xa xứ mỗi khi hướng về quê hương mình những khi Tết đến, xuân về.

Hướng dẫn sử dụng miến dong sạch:
– Ngâm miến trong nước lạnh khoảng 1 phút, sau đó vớt miến để ráo nước,
Các món ăn từ miến dong sạch:
- miến lươn
- miền chim bồ câu
- miền nhúng lẩu
- miến bò tái …
- miến măng
- miến trộn
- -Ngon nhất là miến gà, miến gan (hay còn gọi vịt xiêm), lòng gà mề gà và làm đa nem. ..
Miến nấu:
thả vảo nước dùng đun xôi 1 phút là dùng;
Miền trộn:
Trần qua nước xôi khoảng 1 phút, vớt ra để vào bát (tô hoặc chén) nêm thêm chút dầu ăn, rồi trộn với thực phẩm mà mỉnh yêu thích, và tùy theo khẩu vị của thực khách để được món ngon từ sản phẩm miền trộn đặc trưng.
Hướng dẫn bảo quản:
– Để nơi khô ráo trong túi bịt kín, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Lưu ý:
Để đảm bảo sợi miến dai, ngon và thơm đặc trưng từ của dong riềng, Quý khách nên ăn ngay khi được chế biến.
Ngày Tết, có thú vui nào hơn khi ngồi ăn miến làng So và đọc thơ Quang Dũng để nhớ về xứ Đoài mây trắng: “Bao giờ trở lại đồng Bương, Cấn- Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng- Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc- Sáo diều vi vút thổi đêm trăng…”.
Hotline 0978979250 hỗ trợ mua sỉ và lẻ sản phẩm đặc sản miến dong làng so 24/7
Nguồn: miến dong làng so
Pingback: Cách Làm Miến Lươn Giòn Tan - Đặc Sản 100 Năm